công bood và tóm tắt công tác CTCL năm 2024

Thứ hai - 18/11/2024 03:14
công bood và tóm tắt công tác CTCL năm 2024
SỞ Y TẾ TỈNH ĐĂK NÔNG
TRUNG TÂM Y TẾ ĐĂK GLONG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc­­­­­­­
                    
TÓM TẮT KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ĐẮK GLONG NĂM 2024
 

I. TÓM TẮT KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN

1. TỔNG SỐ CÁC TIÊU CHÍ ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ: 83/83 TIÊU CHÍ
2. TỶ LỆ TIÊU CHÍ ÁP DỤNG SO VỚI 83 TIÊU CHÍ: 100%
3. TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA CÁC TIÊU CHÍ ÁP DỤNG: 250 (Có hệ số: 271)
4. ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ: 3.01
(Tiêu chí C3 và C5 có hệ số 2)
KẾT QUẢ CHUNG CHIA THEO MỨC Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Tổng số tiêu chí
5. SỐ LƯỢNG TIÊU CHÍ ĐẠT: 0 17 48 18 0 83
6. % TIÊU CHÍ ĐẠT: 0.00 20.48 57.83 21.69 0.00 83

I. KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG

Mã số Chỉ tiêu Bệnh viện tự đánh giá NĂM 2024 Chi tiết
A PHẦN A. HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH (19)    
A1 A1. Chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh (6)    
A1.1 Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn cụ thể 4  
A1.2 Người bệnh được chờ đợi trong phòng đầy đủ tiện nghi và được vận chuyển phù hợp với tình trạng bệnh tật 4  
A1.3 Bệnh viện tiến hành cải tiến quy trình khám bệnh, đáp ứng sự hài lòng người bệnh 4  
A1.4 Bệnh viện bảo đảm các điều kiện cấp cứu người bệnh kịp thời 4  
A1.5 Người bệnh được làm các thủ tục, khám bệnh, thanh toán... theo đúng thứ tự bảo đảm tính công bằng và mức ưu tiên 4  
A1.6 Người bệnh được hướng dẫn và bố trí làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng theo trình tự thuận tiện 3  
A2 A2. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh (5)    
A2.1 Người bệnh điều trị nội trú được nằm một người một giường 4  
A2.2 Người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện 4  
A2.3 Người bệnh được cung cấp vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ, chất lượng tốt 3  
A2.4 Người bệnh được hưởng các tiện nghi bảo đảm sức khỏe, nâng cao thể trạng và tâm lý 3  
A2.5 Người khuyết tật được tiếp cận với các khoa/phòng, phương tiện và dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện 3  
A3 A3. Môi trường chăm sóc người bệnh (2)    
A3.1 Người bệnh được điều trị trong môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp 3  
A3.2 Người bệnh được khám và điều trị trong khoa/phòng gọn gàng, ngăn nắp 4  
A4 A4. Quyền và lợi ích của người bệnh (6)    
A4.1 Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá trình điều trị 4  
A4.2 Người bệnh được tôn trọng quyền riêng tư cá nhân 4  
A4.3 Người bệnh được nộp viện phí thuận tiện, công khai, minh bạch, chính xác 4  
A4.4 Người bệnh được hưởng lợi từ chủ trương xã hội hóa y tế 3  
A4.5 Người bệnh có ý kiến phàn nàn, thắc mắc hoặc khen ngợi được bệnh viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời 4  
A4.6 Bệnh viện thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng người bệnh và tiến hành các biện pháp can thiệp 4  
B PHẦN B. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN (14)    
B1 B1. Số lượng và cơ cấu nhân lực bệnh viện (3)    
B1.1 Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực bệnh viện 3  
B1.2 Bảo đảm và duy trì ổn định số lượng nhân lực bệnh viện 2  
B1.3 Bảo đảm cơ cấu chức danh nghề nghiệp của nhân lực bệnh viện 3  
B2 B2. Chất lượng nguồn nhân lực (3)    
B2.1 Nhân viên y tế được đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp 3  
B2.2 Nhân viên y tế được nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức 3  
B2.3 Bệnh viện duy trì và phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực 3  
B3 B3. Chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc (4)    
B3.1 Bảo đảm chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ của nhân viên y tế 3  
B3.2 Bảo đảm điều kiện làm việc, vệ sinh lao động và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế 4  
B3.3 Sức khỏe, đời sống tinh thần của nhân viên y tế được quan tâm và cải thiện 3  
B3.4 Tạo dựng môi trường làm việc tích cực cho nhân viên y tế 3  
B4 B4. Lãnh đạo bệnh viện (4)    
B4.1 Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển bệnh viện và công bố công khai 3  
B4.2 Triển khai văn bản của các cấp quản lý 3  
B4.3 Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực quản lý bệnh viện 3  
B4.4 Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý kế cận 3  
C PHẦN C. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN (35)    
C1 C1. An ninh, trật tự và an toàn cháy nổ (2)    
C1.1 Bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện 3  
C1.2 Bảo đảm an toàn điện và phòng chống cháy nổ 3  
C2 C2. Quản lý hồ sơ bệnh án (2)    
C2.1 Hồ sơ bệnh án được lập đầy đủ, chính xác, khoa học 4  
C2.2 Hồ sơ bệnh án được quản lý chặt chẽ, đầy đủ, khoa học 4  
C3 C3. Ứng dụng công nghệ thông tin (2) (điểm x2)    
C3.1 Quản lý tốt cơ sở dữ liệu và thông tin y tế 3  
C3.2 Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động chuyên môn 3  
C4 C4. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn (6)    
C4.1 Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn 3  
C4.2 Xây dựng và hướng dẫn nhân viên y tế thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện 3  
C4.3 Triển khai chương trình và giám sát tuân thủ rửa tay 2  
C4.4 Đánh giá, giám sát và triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện 2  
C4.5 Chất thải rắn bệnh viện được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ theo đúng quy định 3  
C4.6 Chất thải lỏng bệnh viện được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ theo đúng quy định 3  
C5 C5. Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn (5) (điểm x2)    
C5.1 Thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật 3  
C5.2 Nghiên cứu và triển khai áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới 3  
C5.3 Áp dụng các hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và triển khai các biện pháp giám sát chất lượng 3  
C5.4 Xây dựng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị 3  
C5.5 Áp dụng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã ban hành và giám sát việc thực hiện 3  
C6 C6. Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh (3)    
C6.1 Hệ thống điều dưỡng trưởng được thiết lập và hoạt động hiệu quả 2  
C6.2 Người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe phù hợp với bệnh đang được điều trị 3  
C6.3 Người bệnh được chăm sóc vệ sinh cá nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện 2  
C7 C7. Năng lực thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế (5)    
C7.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức để thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện 2  
C7.2 Bệnh viện bảo đảm cơ sở vật chất để thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện 2  
C7.3 Người bệnh được đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trong thời gian nằm viện 2  
C7.4 Người bệnh được hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý 3  
C7.5 Người bệnh được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý trong thời gian nằm viện 2  
C8 C8. Chất lượng xét nghiệm (2)    
C8.1 Bảo đảm năng lực thực hiện các xét nghiệm huyết học, hóa sinh, vi sinh và giải phẫu bệnh 3  
C8.2 Bảo đảm chất lượng các xét nghiệm 2  
C9 C9. Quản lý cung ứng và sử dụng thuốc (6)    
C9.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động dược 3  
C9.2 Bảo đảm cơ sở vật chất khoa Dược 3  
C9.3 Cung ứng thuốc và vật tư y tế tiêu hao đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng 3  
C9.4 Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý 3  
C9.5 Thông tin thuốc, theo dõi báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) kịp thời, đầy đủ và có chất lượng 3  
C9.6 Hội đồng thuốc và điều trị được thiết lập và hoạt động hiệu quả 3  
C10 C10. Nghiên cứu khoa học (2)    
C10.1 Tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học 2  
C10.2 Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong hoạt động bệnh viện và các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh 2  
D PHẦN D. HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (11)    
D1 D1. Thiết lập hệ thống và cải tiến chất lượng (3)    
D1.1 Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện 2  
D1.2 Xây dựng và triển khai kế hoạch, đề án cải tiến chất lượng bệnh viện 2  
D1.3 Xây dựng văn hóa chất lượng 3  
D2 D2. Phòng ngừa các sự cố khắc phục (5)    
D2.1 Phòng ngừa nguy cơ, diễn biến bất thường xảy ra với người bệnh 3  
D2.2 Xây dựng hệ thống báo cáo, phân tích sự cố y khoa và tiến hành các giải pháp khắc phục 4  
D2.3 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các sự cố y khoa 3  
D2.4 Bảo đảm xác định chính xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ 3  
D2.5 Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị trượt ngã 3  
D3 D3. Đánh giá, đo lường, hợp tác và cải tiến chất lượng (3)    
D3.1 Đánh giá chính xác thực trạng và công bố công khai chất lượng bệnh viện 3  
D3.2 Đo lường và giám sát cải tiến chất lượng bệnh viện 4  
D3.3 Hợp tác với cơ quan quản lý trong việc xây dựng công cụ, triển khai, báo cáo hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện 3  
E PHẦN E. TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ CHUYÊN KHOA    
E1 E1. Tiêu chí sản khoa, nhi khoa (áp dụng cho bệnh viện đa khoa có khoa Sản, Nhi và bệnh viện chuyên khoa Sản, Nhi) (4)    
E1.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc sản khoa và sơ sinh 2  
E1.2 Bệnh viện thực hiện tốt hoạt động truyền thông sức khỏe sinh sản trước sinh, trong khi sinh và sau sinh 3  
E1.3 Bệnh viện tuyên truyền, tập huấn và thực hành tốt nuôi con bằng sữa mẹ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và UNICEF 2  
E2.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc nhi khoa 2  

1. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
- Công tác CTCL luôn được Đảng ủy Ban Giám đốc quan tâm và chỉ đạo sâu sát và kịp thời. Kế hoạch cải tiến chất lượng luôn bám sát tình thực tế và được xây dựng cụ thể, chi tiết, thuận lợi cho việc triển khai đồng bộ.
- Các phòng, ban chức năng trực tiếp thực hiện hướng dẫn các khoa LS, CLS thực hiện các tiêu chí đề ra. Cùng với sự đoàn kết nỗ lực của các khoa, phòng, các CBCNVC trong đơn vị.
- Trên tinh thần chỉ đạo của Đảng bộ, Lãnh đạo đơn vị lấy người bệnh làm trung tâm nên mọi hoạt động cải tiến đều hướng đến người bệnh, vì vậy uy tín của Trung tâm Y tế ngày được càng nâng cao.
b. Khó khăn:
- Các hoạt động cải tiến bị gián đoạn như công tác phát triển danh mục kỹ thuật mới do đang cử nhân lực đào tạo dài hạn.
- Mô hình bệnh tật, số lượng bệnh nhân tăng trong khi biên chế, vị trí việc làm giảm, rất khó khăn cho thực hiện cải tiến chất lượng khi một cán bộ phải làm được nhiều việc và kiêm nhiệm những công việc khác. Chế độ nghỉ dưỡng, nghỉ bù sau trực chưa được đảm bảo.
- Hiện nay đối với hệ thống y tế tuyến huyện hầu như Cải tiến chất lượng được giao chủ yếu về phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ như một nhiệm vụ lồng ghép, chưa có cán bộ chuyên trách 100% thời gian làm công tác cải tiến mà chủ yếu là kiêm nhiệm vì vậy sự tập trung cho công tác cải tiến không thể đảm bảo.
- Cải tiến chất lượng hiện nay vẫn chưa thật sự ăn sâu vào từng cán bộ y tế để trở thành một công việc thường quy, thường xuyên gắn liền với từng hoạt động của mỗi NVYT đây cũng là một trong những thách thức của đơn vị.
- Công tác sửa chữa, duy tu công trình các tòa nhà của trung tâm kéo dài dẫn đến khó khăn trong thực hiện công tác 5S, chăm sóc cây xanh, săn sóc góc truyền thông của từng khoa.
- Các văn bản mới như: Luật KCB, Luật BHYT, nghị định Trang thiết bị và một số các văn bản quy phạm pháp luật có nhiều sự thay đổi cần cập nhật liên tục;
- Kinh phí để hoạt động CTCL lớn trong khi đó nguồn thu của TTYT Đăk Glong rất hạn hẹp nên khi triển khai các tiêu chí trong hoạt động CTCL liên quan tới kinh phí đơn vị gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt liên quan đến công tác hiệu chuẩn, kiểm chuẩn máy móc trang thiết bị, công tác ngoại kiểm (đã làm ngoại kiểm tuy nhiên vẫn còn một số mẫu chưa thực hiện được do kinh phí cao).
2. Ưu điểm và nhược điểm của công tác cải tiến chất lượng:
a. Ưu điểm:
- Chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn người bệnh: người bệnh được hướng dẫn rõ ràng, có phương án bố trí tăng cường giờ cao điểm và khi đông bệnh, có hệ thống oxy trung tâm, có xây dựng quy trình báo động đỏ, người bệnh đến khám bệnh trật tự không chen lấn và giải quyết ưu tiên đúng quy định, người bệnh được hướng dẫn chu đáo về trình tự, vị trí làm XN và thời gian trả kết quả
- An ninh, trật tự, an toàn cháy nổ: có hệ thống camera theo dõi toàn toàn Trung tâm, có trang bị hệ thống chữa cháy tự động.
- Số lượng và cơ cấu nhân lực bệnh viện: có kế hoạch phát triển nhân lực, có theo dõi các chỉ số liên quan đến nhân lực, có bản mô tả công việc, vị trí việc làm.
- Chất lượng nguồn nhân lực: Có tổ chức hội thi tay nghề giỏi cho điều dưỡng, hộ sinh, tạo điều kiện cho NVYT nâng cao trình độ chuyên môn.
- Công tác dược: Lãnh đạo khoa có trình độ đại học, kho thuốc đạt GSP, đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vật tư tiêu hao, đảm bảo 5 đúng khi sử dụng thuốc.
- Công tác KSNK: Có thành lập được bộ phận KSNK theo Thông tư 16 của Bộ Y tế, thực hiện xử lý chất thải rắn y tế đúng quy định, hệ thống xử lý chất thải lỏng hoạt động liên tục, các chỉ tiêu đầu ra của nước thải đạt quy chuẩn môi trường. 
- Công tác dinh dưỡng, tiết chế: Có thành lập tổ dinh dưỡng, có tài liệu về dinh dưỡng, có phòng tư vấn dinh dương.
- Hoạt động cải tiến chất lượng: Đã thành lập hội đồng và mạng lưới chất lượng bệnh viện, có xây dựng cải tiến chung của Trung tâm và triển khai các khoa phòng thực hiện; có tổ chức tự đánh giá chất lượng từng quývà nhập số liệu trên phần mềm trực tuyến.
- Phòng ngừa các sự cố và khắc phục: có hệ thống chuông báo đầu giường tại các buồng cấp cứu, có triển khai hệ thống báo cáo sự cố y khoa, có xây dựng và tiến hành kiểm tra ít nhất 5 quy trình kỹ thuật, có xây dựng quy trình xác nhận chính xác người bệnh.
b. Nhược điểm:
- Chất lượng nguồn nhân lực: có thực hiện đánh giá hàng năm nhưng chưa đạt được hiệu quả cao.
- Chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc: thực hiện chế độ đãi ngộ theo quy định nhưng chưa thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao ở lại và đến làm việc tại đơn vị.
- Công tác dinh dưỡng, tiết chế: chưa tổ chức truyền thông thường xuyên tại khoa điều trị, chưa xây dựng khẩu phần ăn bệnh lý cho người bệnh.
- Công tác KSNK: chưa có hệ thống khử khuẩn/tiệt khuẩn tập trung, chưa thực hiện giám sát tuân thủ của NVYT về tuân thủ phòng ngừa viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn vết mổ, …. Chưa triển khai cụ thể việc phòng ngừa chủ động cho NVYT.
- Công tác điều dưỡng, chăm sóc người bệnh: Chưa cung cấp được chế độ ăn bệnh lý, chưa triển khai được mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện.
- Phòng ngừa và khắc phục các sự cố: Hệ thống báo cáo và quản lý sự cố y khoa chưa thật sự phát huy được hiệu quả và phản hồi cho cá nhân, tập thể; các sự cố gần như sắp xảy ra chưa được thu thập tổng hợp để đánh giá.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG NĂM 2025.
- Trong giai đoạn dịch bệnh vẫn đang diễn ra phức tạp, các khoa, phòng cần tiếp tục duy trì và nêu cao tinh thần cải tiến trong mỗi cá nhân nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả, đem lại sự hài lòng cho người bệnh, người dân và nhân viên y tế. Duy trì các tiêu chí đã đạt được trong năm 2024, phấn đấu phát triển hơn nữa trong năm 2025 cụ thể như sau:
1. Củng cố và kiện toàn Hội đồng và mạng lưới quản lý chất lượng:
- Rà soát lại thành viên Hội đồng và mạng lưới Quản lý chất lượng để kiện toàn và có kế hoạch đào tạo, hướng dẫn lại cho các thành viên mới.
- Tổ chức sinh hoạt hội đồng và mạng lưới quản lý chât lượng mỗi quý một lần, đưa ra các vấn đề nóng, tồn tại của mỗi khoa, phòng để cùng phân tích, bàn bạc và đề xuất hướng giải quyết, khắc phục thích hợp.
- Bộ phận thường trực kết hợp với các khoa, phòng có liên quan xây dựng và ban hành các văn bản về quản lý chất lượng.
2. Củng cố và xây dựng và triển khai các chương trình nâng cao chất lượng và an toàn người bệnh:
2.1. Xây dựng, hoàn thiện các quy trình chuyên môn/phác đồ điều trị:
- Tiếp tục xây dựng và ban hành một số quy trình chuyên môn, xây dựng thêm “Phiếu tóm tắt thông tin điều trị” cho các bệnh thường gặp tại khoa, sử dụng các từ dễ hiểu cho người bệnh.
- Thường xuyên, đột xuất thực hiện giam sát việc tuân thủ các quy trình đã xây dựng và báo cáo kết quả cho Lãnh đạo đơn vị xem xét để có biện pháp cải tiến thích hợp.
2.2. Kiện toàn quy định và chế tài làm hồ sơ bệnh án, đảm bảo hồ sơ bệnh án được lập đầy đủ, chính xác, khoa học:
- Kiện toàn lại tổ kiểm tra hồ sơ bệnh án, chuyên trách quản lý hồ sơ bệnh án, bảng kiểm đánh giá chất lượng hồ sơ bệnh án.
- Tăng cường kiểm tra hồ sơ bệnh án hàng tuần, hàng thán nhằm hạn chế việc từ chối thanh toán của cơ quan BHXH, công khai kết quả kiểm tra HSBA để chấn chỉnh kịp thời.
2.3. Xây dựng, giám sát và đo lường một số chỉ số chất lượng:
Giám sát và đo lường chặt chẽ các chỉ số chất lượng nhằm đảm bảo các chỉ tiêu của kế hoạch cải tiến chất lượng.
2.4. Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh:
- Phòng Điều dưỡng xây dựng, tiến hành đo lường và theo dõi các chỉ số đánh giá chất lượng công tác theo dõi, chăm sóc người bệnh.
- Nhân viên y tế tại các khoa thực hiện đầy đủ các quy định của đơn vị về hoạt động hướng dẫn, tư vấn, điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
- Tiến hành đánh giá hiệu quả công tác hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe và có báo cáo đánh giá. Có biện pháp cải tiến chất lượng công tác hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe sự trên kết quả đánh giá.
2.5. Đẩy mạnh thực hiện 5S tại các khoa, phòng, TYT xã trực thuộc Trung tâm:
- Tiếp tục tập huấn cho toàn thể cán bộ viên chức lao động trong toàn đơn vị về thực hành 5S.
- Phân công cho Ban 5S kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện 5S tại các khoa, phòng, TYT xã theo kế hoạch.
2.6. Khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế:
Thực hiện khảo sát định kỳ và cập nhật kết quả lên phần mềm trực tuyến của Bộ Y tế, báo cáo kết quả thực hiện với Sở Y tế.
2.7. Nâng cao năng lực hoạt động quản lý và cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục cử nhân viên tham gia các lớp tập huấn an toàn người bệnh, quản lý sự cố y khoa, quản lý chất lượng.
- Nâng cao nhận thức cho toàn thể nhân viên Trung tâm hiểu rõ về tầm quan trọng của việc cải tiến, nâng cao chất lượng và an toàn người bệnh các hình thức như: đào tạo, triển khai các hoạt động quản lý chất lượng, tổ chức các cuộc thi về an toàn người bệnh…
3. Giám sát và đo lường chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng:
Phát huy thế mạnh và tiếp tục cải thiện các điểm yếu theo các tiêu chí đánh giá của Bộ Y tế.
Trên đây là Bảng tóm tắt kết quả tự kiểm tra đánh giá chất lượng năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Đắk Glong, Các khoa, phòng tiếp tục triển khai các hoạt động đã đề ra nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong việc cải tiến chất lượng của đơn vị trong năm 2024.                                    
Nơi nhận:
- Sở Y tế (B/c);
- HĐQLCL (T/d);
- Ban Giám đốc (C/đ);
- Các khoa, phòng, TYT xã;
- Đăng Website;
- Lưu VT, TQLCL.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC



Nguyễn Đức Quý
 

 

Tác giả: trungtamytedakglong

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

Lịch trực Dịp tết Dương lịch năm 2021

Lịch trực Dịp tết Dương lịch năm 2021

Thời gian đăng: 30/12/2020

thông báo về DMKT thực hiện tại TTYT Đắk Glong

thông báo về DMKT thực hiện tại TTYT Đắk Glong

Thời gian đăng: 20/10/2020

THÔNG BÁO VIỆC NHẬN ĐẶT LỊCH KHÁM QUA ĐIỆN THOẠI

THÔNG BÁO VIỆC NHẬN ĐẶT LỊCH KHÁM QUA ĐIỆN THOẠI

Thời gian đăng: 17/12/2020

Số 223/QĐ-TTYT Quyết định V/v sử dụn

Số 223/QĐ-TTYT Quyết định V/v sử dụng Thùng xông hơi chân bằng máy

Thời gian đăng: 30/09/2019

Số 82/TB-TTYT Thông báo V/v Sử dụng

Số 82/TB-TTYT Thông báo V/v Sử dụng xông hơi chân

Thời gian đăng: 30/09/2019

Số 297/BC-TTYT Báo cáo kết quả kiểm tra đán

Số 297/BC-TTYT Báo cáo kết quả kiểm tra đánh giá công tác cải tiến chất lượng 09 tháng đầu năm 2019

Thời gian đăng: 30/09/2019

163/BC-TTYT

Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá công tác cải tiến chất lượng 06 tháng đầu năm 2019

Thời gian đăng: 04/07/2019

Số 163/BC-TTYT Báo cáo kết quả kiểm tra đán

Số 163/BC-TTYT Báo cáo kết quả kiểm tra đánh giá công tác cải tiến chất lượng 06 tháng đầu năm 2019

Thời gian đăng: 30/09/2019

Số 3385/BYT-KH-TC

Số 3385/BYT-KH-TC về việc thanh toán chi phí KBCB BHYT theo giá dịch vụ y tế

Thời gian đăng: 05/07/2019

Số 09/2019/TT-BYT

Số 09/2019/TT-BYT Thông tư hướng dẫn thẩm định điều kiện ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và một số trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Thời gian đăng: 05/07/2019

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm54
  • Hôm nay806
  • Tháng hiện tại54,364
  • Tổng lượt truy cập1,526,071
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây