HUYỆN ỦY ĐĂK GLONG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐẢNG ỦY BỆNH VIỆN ĐA KHOA * NỘI DUNG SINH HOẠT CHÍNH TRỊ DƯỚI CỜ THÁNG 05/2018
Học tập Phong cách làm việc có kế hoạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong công tác hằng ngày, điểm nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đòi hỏi làm việc gì cũng phải có chương trình, kế hoạch. Mọi công việc từ lớn đến nhỏ, từ công việc hằng ngày, đến tuần và tháng đều được xây dựng cụ thể, chi tiết. Trong việc đặt kế hoạch Người nhắc nhở:“không nên tham lam, phải thiết thực, vừa sức, từ thấp đến cao”.Theo lời kể của đồng chí thư ký của Bác, một ngày làm việc của Người bắt đầu từ rất sớm: “Khi đài tiếng nói Việt Nam mở nhạc hiệu thì Bác cũng bật đèn phòng ngủ. Bác làm suốt cả ngày, nhiều hôm đến tận đêm khuya”.Với cương vị là Người đứng đầu Chính phủ, phải giải quyết rất nhiều công việc từ tiếp cán bộ, tiếp khách ngoại giao, đi thăm cơ sở, họp Bộ Chính trị, nghiên cứu tài liệu, viết báo, viết thư... Nhưng Người đều phân bổ thời gian hợp lý, khoa học, từ đó đã tiết kiệm nhiều thời gian và giải quyết khối lượng công việc đồ sộ, phức tạp nhưng nhanh chóng và hiệu quả. Người thường bố trí thời gian tiếp cán bộ đến làm việc hoặc tiếp khách vào đầu các buổi sáng sớm để sau đó dành nhiều thời gian cho công việc. Làm việc với ngành nào, địa phương nào, Người cho mời các đồng chí phụ trách trực tiếp vấn đề đó đến họp bàn ngay.Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc cán bộ phải luôn luôn biết quý trọng thời gian, phải làm việc đúng giờ và không nên lãng phí thời gian. Người tranh thủ thời gian từng giờ, từng phút cho công việc. Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: "Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm".Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút (do mưa to, suối lũ, ngựa không qua được). Bác bảo: Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là người có nhiều thời gian sống gần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Theo tôi biết... thật sự Bác không có ngày nghỉ và ngày nào cũng như ngày nào bao giờ cũng có chương trình làm việc với những giờ giấc rất nghiêm ngặt, mà Hồ Chí Minh là người gương mẫu trong việc tuân thủ kỷ luật đó. Có lẽ lúc nghỉ ngơi là lúc Bác gặp các cháu thiếu niên và nhi đồng, nhất là gặp đồng bào chiến sĩ miền Nam trong thời chống Mỹ, hoặc trong lúc xem phim vui tối thứ bảy ở Phủ Chủ tịch cùng với bao con cháu các đồng chí làm việc ở chỗ Bác và một số cơ quan gần bên. Có khi, trong những buổi xem phim như vậy, Bác tiếp khách nước người hoặc đại sứ các nước anh em”.Dù bận công việc đến đâu, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian đọc sách, báo để cập nhật và trang bị những thông tin và kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc. Người thường xem báo ngay đầu giờ buổi sáng và thường xuyên nhắc cán bộ sắp xếp thời gian đọc báo hàng ngày để nắm bắt thông tin phục vụ cho công việc. Những thông tin trên báo chí giúp Người nắm bắt thông tin hàng ngày rất kịp thời cả trong nước và quốc tế, từ các địa phương, các ngành, các lĩnh vực... từ đó giúp Người có được sự chỉ đạo sâu sát, toàn diện.Từ thực tiễn cuộc sống và hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những chuẩn mực về phong cách làm việc có kế hoạch. Đây là những bài học thực tiễn sâu sắc đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn cách mạng hiện nay./. Nơi nhận: - BTV Đảng ủy; - Các Đ/c BCH Đảng bộ; - Các Chi bộ trực thuộc; - Các Đoàn thể; - Các khoa, phòng; - Lưu VPĐU; | T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Huỳnh Thanh Huynh |