Đi qua bất kỳ Bệnh viện nào, Tôi cũng chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn dựa vào chính những vấn đề khó khăn mà Anh Em đồng nghiệp liệt kê ra để cải tiến mối quan hệ, cách làm việc, phối hợp giữa điều dưỡng - bác sĩ. Rất nhiều cải tiến có thể làm được ngay và gần như không tốn kém chi phí: - Chuẩn hoá quy trình khám bệnh nhân mới vào khoa
- Chuẩn hoá quy trình khám bệnh nhân nội trú mỗi ngày
- Cải tiến quy trình an toàn phẫu thuật thủ thuật
- Chuẩn hoá quy trình An toàn với y lệnh qua lời nói - điện thoại
- Cải tiến hoạt động cung cấp thông tin - hướng dẫn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh thân nhân.
...........
Còn rất nhiều hoạt động cải tiến nữa. Một số bệnh viện làm các đề án cải tiến chất lượng để hướng đến hình ảnh Bác sĩ - Điều dưỡng là “cặp đôi hoàn hảo” trong mắt bệnh nhân/thân nhân, Anh Em có thể tham khảo trên www.qpsolutions.vnHôm qua Chị Phuong Huynh có chia sẻ bài viết về 10 kỹ năng cần thiết của người Điều Dưỡng, được Anh Em ủng hộ rất nhiều (
http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/…/dieu-duong-truong… ). Thật sự là thời gian gần đây, điều dưỡng ở các Bệnh viện đã nỗ lực tham gia vào các hoạt động QLCL - ATNB. Nhưng một điều cốt lõi nữa rất cần thay đổi là chính người đồng nghiệp Bác sĩ hiểu điều này. Làm sao để đội ngũ Bác sĩ hiểu: Điều dưỡng chính là người giúp Bệnh nhân của mình an toàn - hài lòng thông qua việc thực hiện đúng - đủ y lệnh của bác sĩ và ân cần chăm sóc người bệnh, kịp thời phát hiện những dấu hiệu trở nặng của bệnh nhân để báo cho bác sĩ, đôi khi cứu bác sĩ những bàn thua trông thấy nữa..!!Từ đó Bác sĩ sẽ đưa ra những cách thức cải tiến hoặc tối thiểu là ủng hộ - tham gia các hoạt động cải tiến mà các đồng nghiệp đề xuất. Chắc chắn chất lượng dịch vụ y tế trong nhìn nhận của khách hàng sẽ tốt hơn.
Mong lắm lắm không còn trường hợp Bác sĩ la rầy điều dưỡng trước mặt bệnh nhân mà sẽ có cách thức góp ý, hỗ trợ điều dưỡng làm tốt hơn một cách khéo léo. Tập huấn giao tiếp ứng xử cho nhân viên y tế nên lồng ghép/ nhắc nhở nội dung này.